Trong môi trường nhiếp ảnh, không phải lúc nào ta bấm máy sẽ cho ra một bức ảnh ứng ý. Điều này được thấy rõ khi bạn là người mới tập tành bước chân vào con đường chụp ảnh. Và có những sai lầm chúng ta mới có thể rút kinh nghiệm và nâng cao tay nghề. Hôm nay, Eventus – đơn vị có 5 năm trong lĩnh vực chụp ảnh sự kiện Đà Nẵng sẽ giúp bạn tổng hợp 7 lỗi cơ bản và mẹo để giải quyết chúng nhé.

Contents

Mua quá nhiều thiết bị

Mua quá nhiều thiết bị cho công việc chụp ảnh là lỗi thường gặp đối với những người mới bắt đầu nhiếp ảnh, điều này khiến họ nghĩ rằng mua càng nhiều thiết bị sẽ giúp họ trở thành những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. 

Mua nhiều ống kính , đèn flash hoặc máy ảnh mới không đồng nghĩa sẽ giúp bạn giỏi lên trong tay nghề. Điều này được thể hiện rõ nhất khi những nhiếp ảnh gia giỏi nhất có thể dễ dàng chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp chỉ với bất kỳ máy ảnh nào. Kiến thức cũng như con mắt nhạy bén với ánh sáng sẽ là chìa khóa giúp tay nghề của bạn vững hơn trong quá trình làm việc.

Thiết bị chụp ảnh

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn không bao giờ nên mua thiết bị mới. Các thiết bị khác nhau sẽ có mục đích cũng như trường hợp sử dụng khác nhau, hơn nữ, các thế hệ sau đều sẽ được các nhà sản xuất nâng cấp các chế độ về phần cứng cũng như phần mềm nên việc có cho mình những thiết bị khác nhau thực sự hữu ích trong việc cung cấp độ phân giải tốt hơn và linh hoạt hơn. 

Cân bằng trắng sai

Bạn đã bao giờ thấy ảnh của bạn trông trông quá ấm hay quá tuyệt chưa. Đây chính là một lỗi cơ bản phổ biến do máy ảnh đánh giá sai cân bằng trắng. Mặc dù hiện nay bạn có thể khắc phục bằng chế độ cân bằng trắng tự động ( AWB) để dễ dàng xác định cài đặt phù hợp dựa trên tình huống. Tùy nhiên, tùy chọn tốt nhất cho bạn đó là tự đặt cân bằng trắng. Bằng cách khắc phục này, ảnh của bạn sẽ trông tự nhiên và thu hút ánh mắt người xem hơn, đồng thời bạn sẽ không cần phải chỉnh sửa nhiều sau này. 

Cân bằng trắng

 Biến dạng ống kính

Đây là sai lầm cơ bản ở những người mới bắt đầu, vì họ dễ dàng sử dụng sai ống kính trong một trường hợp nhất định nào đó. Một số ống kính làm chủ thể cong vênh, trong khi một số ống kính khác lại tạo ra những yếu tố không mong muốn khiến cho bức ảnh của bạn trở thành thảm họa. 

Cách đầu tiên để khắc phục sai lầm này đó là sử dụng đúng ống kính có tiêu cự phù hợp cho chủ thể của bạn. Bên cạnh đó, cách dễ dàng cũng như hiệu quả nhất đó để sửa lỗi này đó là chỉnh sửa hậu kỳ sau đó. 

Ống kính chụp ảnh

Lệ thuộc vào lấy nét tự động

Việc dựa vào việc lấy nét tự động là điều không được khuyến khích đối với bất kỳ một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào, vì có thể máy ảnh sẽ lấy nét sai. Bạn có thể thấy máy ảnh sẽ tập trung vào một thứ gì đó trước hoặc sau chủ thể ưa thích của bạn. Để đảm bảo cho việc lấy nét diễn ra suôn sẻ, bạn hãy đặt chế độ lấy nét của bạn thành AF điểm đơn. 

Lấy nét tự động

Ảnh bị mờ

Đây cũng chính là lỗi dễ gặp nhất khi chụp ảnh đối với người mới vào lĩnh vực này. Ảnh mờ hay out nét là điều không một nhiếp ảnh gia nào mong muốn. Nguyễn nhân của sai lầm này nằm ở việc không đủ ảnh sáng được truyền tới cảm biến, sử dụng sau điểm lấy nét hay chuyển động của đối tượng. Một số cách giúp bạn có thể khắc phục và đảm bảo ảnh sắc nét hơn đó là bạn có thể tăng độ nhạy ISO hoặc sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn.  Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tripod hoặc monopod hay sử dụng flash để “ đóng bằng” chuyển động cũng là một ý tưởng không tồi. 

Ảnh bị mờ

Tương phản quá mạnh

Lỗi này xảy ra khi có sự chênh lệch quá lớn giữa vùng sáng ( highlights) và các vùng bóng tối ( shadows) trong bức hình. Vấn đề này thường được phát hiện khi chụp ảnh dưới ánh nắng. Tạo ra sự tương phản mạnh cũng là một cách để thể hiện nghệ thuật cho bức ảnh, tùy nhiên bạn không nên lạm dụng nó nếu không muốn bức ảnh của bạn trở nên thảm họa. 

Ảnh tương phản

Có rất nhiều cách để khắc phục lỗi này. Bạn có thể dùng flash để sửa các vùng tối hoặc thử giảm độ phơi sáng xuống một đến hai nấc rồi xem sự khác biệt. 

Lựa chọn sai bố cục

Lựa chọn một bố cục hoàn hảo sẽ giúp bức ảnh của bạn trở nên cuốn hút và nghệ thuật hơn. Nhưng bạn khi mới tham gia lĩnh vực chụp ảnh thường xuyên mắc sai lầm này, các nhiếp ảnh gia thường có xu hướng cho chủ thể nằm ngay chính giữa khung hình và không phải lúc nào điều này sẽ tạo ra hình ảnh hấp dẫn nhất. 

Bố cục ảnh

Một phương pháp hữu hiệu nhất là bạn có thể áp dụng quy tắc ⅓ để khiến cho bức ảnh trở nên thu hút và quyến rũ hơn. 

Chân trời méo mó

Lỗi này thường được thấy khi các nhiếp ảnh gia chụp ảnh phong cảnh, nhất là khi chụp ảnh hoàng hôn hay bình minh sẽ cho thấy tay nghề của bạn. Nguyên nhân lớn nhất đó là bạn đã quên  đặt cao độ đường chân trời. Kết quả là tất cả bức ảnh của bạn đều bị lệch.

Ảnh chân trời bị lệch

Để khắc phục sai lầm này, bạn có thể sử dụng kèm một chân máy do hầu hết các chân máy hiện nay đều được trang bị sẵn một thước cân bằng. Ngoài ra, một cách dễ hơn đó là bạn hoàn toàn có thể can thiệp bằng cách chỉnh sửa hậu kì bằng những ứng dụng thứ 3 như Lightroom hay Photoshop. 

Xử lý hậu kỳ quá đà

Chỉnh sửa ảnh có thể là phương pháp cứu nguy cho bạn ở nhiều trường hợp. Tuy nhiên, việc lạm dụng cũng như chỉnh sửa quá đà sẽ khiến cho bức ảnh của bạn trông “ giả” và trông giống một bức poster hơn, không còn tự nhiên nữa. Hãy nhớ rằng mỗi bức ảnh là duy nhất, nên hãy sử dụng các hiệu ứng cũng như bộ lọc hợp lý cho từng bức ảnh để tạo ra hiệu ứng tốt nhất. 

Ảnh qua chỉnh sửa

Quên những kiến thức nhiếp ảnh

Kiến thức luôn là phần cốt lõi để bạn có thể ứng dụng vào thực hành. Sau khi học tất cả các kỹ năng như lấy nét, cân bằng trắng, phơi sáng, bố cục, bạn không nên quên hay bỏ qua những kiến thức cơ bản đơn giản về nhiếp ảnh này, nhất là khi bạn chụp ảnh cho khách hàng hoặc khi chụp ảnh sự kiện cho các nhãn hàng.

Tiêu cự chụp ảnh

Cuối cùng, bạn hãy nhớ luôn sạc pin đầy đủ, mang theo phụ tùng và tháo nắp ống kính khi bạn bắt đầu chụp ảnh. Bạn có thể ngạc nhiên khi những nhiếp ảnh gia kinh nghiệm vẫn có thể mặc những lỗi cơ bản này.

Ta da, vậy là Eventus đã điểm danh hết các lỗi thường gặp khi chơi nhiếp ảnh rồi. Hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích biết được những lỗi cơ bản trong chụp ảnh để giúp bạn ngày một nâng cao ‘tay nghề” hơn.

5/5 - (4 votes)