Cân bằng trắng là một thông số khác trong nhiếp ảnh mà nhiều người không biết hoặc không sử dụng đến. Vì vậy, trong bài viết này, Eventus – đơn vị chuyên lĩnh vực quay phim Đà Nẵng cùng tìm hiểu cân bằng trắng là gì nhé.

Contents

Cân bằng trắng là gì?

Cân bằng trắng được gọi là White Balance (WB). Ở trong một môi trường màu sắc, màu trắng bị áp sắc của các màu sắc khác trong môi trường. Và nhiệm vụ của cân bằng trắng đó là đưa màu trắng trở về với đúng màu trắng. Nghe có vẻ hơi khó hiểu phải không nào. Bạn có thể hiểu nôm na là như thế này nhé 

  • Khi bạn chụp một vật thể màu trắng ( ví dụ như áo trắng, giấy trắng,..) mà bạn thu được vật thể trên ảnh có màu trắng thì có nghĩa bạn đã cân bằng trắng đúng. 
  • Ngược lại, khi bạn chụp một tấm ảnh có vật thể màu trắng nhưng khi lên ảnh lại không phải màu trắng, nghĩa là bạn chưa đạt cân bằng trắng.

 Cân bằng trắng

Lưu ý: khi bạn cân bằng trắng thì ảnh có thể ngả đỏ hoặc ngả xanh ( mặc dù khi cài đặt thích hợp, màu sắc sẽ xuất hiện như bạn thấy trên thực tế) nên bạn lưu ý điều này nhé. 

Như vậy, bạn có thể hiểu Cân bằng trắng là đưa màu vật thể về đúng với màu nguyên bản. 

In photography and image processing, color balance is the global adjustment of the intensities of the colors (typically red, green, and blue primary colors). An important goal of this adjustment is to render specific colors – particularly neutral colors – correctly. Hence, the general method is sometimes called gray balance, neutral balance, or white balance – Theo wikipedia.org

Các chế độ cân bằng trắng 

Trên đây là nguyên lý của cân bằng trắng, vậy trong thực tế có cần thiết phải sử dụng cân bằng trắng không? Câu trả lời là tùy vào từng trường hợp. Nếu đó là một buổi chụp ảnh phóng sự và bạn muốn giữ độ chân thực nhất cho ảnh thì không cần cân bằng trắng, vì bạn sẽ giữ được màu sắc của bối cảnh khi chụp. Nhưng khi bạn cần chụp đúng màu vật thể, thì bạn nên cân bằng trắng. Dưới đây là một số gợi ý về các chế độ cân bằng trắng có sẵn trên máy ảnh để phù hợp cho tình huống. 

Chế độ cân bằng trắng

 Chế độ Auto ( AWB)

Đây chính là chế độ cân bằng trắng tự động. Chế độ này sẽ giúp bạn tự động cân bằng trắng, máy ảnh sẽ tự động nhận diện màu sắc và cân bằng trắng cho bạn. Ưu điểm của chế độ này đó là bạn hoàn toàn không phải chỉnh thủ công, AWB cũng có thể linh hoạt chuyển từ chế độ ánh sáng này sáng chế độ ánh sáng khác một cách nhanh chóng. Nhược điểm đó là đôi lúc máy ảnh sẽ cân bằng trắng sai. 

Chế độ Tungsten

Tungsten nghiêng về phía các tông màu lạnh, ngoại trừ khi được sử dụng khi chỉ có ánh sáng nhân tạo chiếu sáng cảnh và có xu hướng thiết lập nhiệt độ màu khoảng 3200k. Bạn nên chọn chế độ này khi chụp ảnh trong nhà dưới ánh sáng của bóng đèn tròn. 

Chế độ Daylight/Sunny

Nếu bạn chụp ảnh có ánh nắng mặt trời chiếu sáng, bất kể ngoài trời hay trong nhà  thì chế độ ban ngày là một lựa chọn thông minh. Ánh sáng ban ngày được đo vào khoảng 5200K

Chế độ Cloudy

Đây là sự lựa chọn tuyệt vời khi bạn chụp ảnh vào một ngày trời nhiều mây. Chế độ này sẽ giúp làm tăng chút ấm áp cho ảnh của bạn. Cloudy có nhiệt độ rơi vào khoảng 6000K

Chế độ Shade

Giống như đèn flash , Shade sẽ làm ảnh của bạn ấm lên để bù đắp cho tông xanh tươi mát của đối tượng khi không có ánh mặt trời

Chế độ Flash

Cho dù nó được tích hợp vào máy ảnh của bạn hay một thiết bị khác, đèn flash và các ánh sáng nhấp nháy thường có xu hướng bị lỗi ở mặt lạnh. Chính vì lý do này mà cài đặt trước Flash sẽ làm ấm hình ảnh lên một chút để bù đắp cho các tông màu lạnh hơn của flash. Cài đặt flash thường được đặt ở khoảng 6.000K.

Chế độ Fluorescent

Ánh sáng huỳnh quang hay còn được gọi là ánh sáng của bóng đèn tuýp là một trong những loại đèn phức tạp khi hoạt động. Nhìn chung, ánh đèn huỳnh quang thường có xu hướng tỏa ra ánh sáng lạnh hơn. Vì vậy, sử dụng chế độ Fluorescent sẽ tăng một chút ấm áp cho ảnh của bạn vào khoảng 4000K

Chế độ K

Đây là chế độ cho phép bạn tùy chỉnh bằng cách bạn sẽ gán cho K một giá trị. Tùy vào điều kiện ánh sáng khi chụp mà bạn sẽ gán cho K một giá trị phù hợp. Để dùng được chế độ này đòi hỏi bạn phải có kiến thức về nhiệt độ màu cũng như phải có sự nghiên cứu sâu hơn thì mới làm tốt được. 

Các chế độ cân bằng trắng

Trên đây là những thông tin cơ bản về cân bằng trắng được Eventus tổng hợp. Mong rằng với bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi tới cho bạn. 

5/5 - (10 votes)