Với khả năng chụp ảnh từ trên cao, flycam có thể cho ra những bức ảnh độc đáo, và chụp 360 độ bằng flycam (Panorama) sẽ còn khiến bức ảnh trông ấn tượng hơn nữa. Đa phần các flycam không có khả năng chụp ảnh 360 độ, Eventus Đà Nẵng – công ty chuyên chụp ảnh sự kiện Đà Nẵng và cho thuê flycam Đà Nẵng sẽ hướng dẫn bạn cách chụp ảnh 360 độ bằng flycam.
Contents [hide]
Chụp ảnh
Khi chụp, sử dụng chế độ thủ công (Manual mode) và bay lên độ cao mong muốn. Độ cao 30-60m là độ cao lý tưởng, nhưng bạn có thể chụp ở bất kì độ cao nào bạn thích. Tiếp theo, bạn có 2 cách: tự chụp hoặc sử dụng ứng dụng tự động chụp như DronePan hay Litchi, tùy vào sở thích của bạn.
Nếu bạn tự chụp, hãy bắt đầu bằng việc chụp một panorama thông thường. Chụp một ảnh, sau đó xoay flycam 45 độ, chụp một ảnh nữa. Lặp lại cho đến khi bạn xoay hết một vòng. Sau đó xoay flycam xuống 30 độ, lặp lại quá trình trên. Làm y hệt với 60 độ, sau đó trỏ camera thẳng xuống và chụp một ảnh. Hãy đảm bảo có 40-50% phần hình ảnh trùng nhau giữa các bức, giúp Photoshop có đủ thông tin để ghép các ảnh lại.
Nếu bạn muốn dùng app tự động, bạn có thể dùng DronePan (miễn phí) hoặc Litchi (trả phí). Bạn chỉ cần nhấn nút và flycam sẽ tự động chụp. Nhờ thuật toán chuẩn xác, rất nhiều những lỗi có thể xảy ra khi chụp thủ công sẽ được giải quyết.
Bạn nên có một loạt các bức ảnh trông giống thế này:
Ghép ảnh
Để bắt đầu, mở những bức ảnh RAW trong Camera Raw. Chỉnh sửa một bức theo ý thích, rồi sau đó chọn tất cả ảnh và Alt + S để đồng bộ những bức ảnh khác. Hãy nhớ bật profile correction để các bức ảnh nối với nhau mượt mà hơn. Chọn tất cả ảnh, nhấp chuột phải, và chọn “Merge to Panorama”. Sẽ mất một vài phút để tải được ảnh xem trước vì file RAW rất nặng. Khi ảnh xem trước đã xuất hiện, chọn project type là “Spherical”, sau đó click “Merge” và chọn nơi bạn muốn lưu ảnh mới.
Nếu bạn chụp thủ công, thì bạn sẽ thấy một vài lỗi nối ảnh nếu bạn chụp không đúng. Có thể bạn đã chụp nhiều ảnh trong lần xoay đầu hơn lần hai và ba, hoặc có ảnh trùng nhiều hơn những ảnh khác. Nếu Photoshop làm ra một sản phẩm trông như này:
Có nghĩa là bạn có thể đã chụp quá nhiều ảnh nhìn thẳng xuống, hoặc quá nhiều ảnh ở một phía. Nếu điều này xảy ra, thử chụp vài tấm ảnh, và đảm bảo chỉ có một tấm nhìn thẳng xuống. Thử các cách ghép khác nhau cho đến khi ảnh panorama của bạn trông thế này:
Nhưng như thế vẫn còn việc phải làm. Đây là lúc dùng bộ lọc Flexify 2. Chọn Filter, Flaming Pear, và Flexify II. Sẽ có một hộp thoại với rất nhiều lựa chọn. Thanh trượt duy nhất bạn cần điều chỉnh là Latitude, cho đến khi đường chân trời thẳng. Chọn OK, sau đó ảnh của bạn sẽ trông giống thế này:
Từ đây, chỉnh sửa tiếp cho đến khi hoàn thiện. Có rất nhiều tool có thể dùng để chỉnh các khoảng trống và lỗi như patch, stamp hay content aware fill. Đường chân trời cần phải ở trung tâm bức ảnh, nếu thiếu trời thì dùng công cụ fill. Cuối cùng, các góc cạnh cần được làm cho mượt hơn. Chọn một hình chữ nhật ở một bên và đảo sang bên kia. Xóa những cạnh sắc cho đến khi chúng trông hòa vào ảnh. Khi nào xong, lưu ảnh dưới dạng JPEG.
Chia sẻ
Kuula.co là một trang chia sẻ thực tế ảo mà bạn có thể đăng tải và chia sẻ những tấm hình 360 độ của mình. Nó rất thuận tiện (và MIỄN PHÍ!), dễ dùng, và bạn có thể chia sẻ lên bất kì nền tảng mạng xã hội nào hoặc nhúng vào website của mình. Mọi thứ bạn phải làm là tạo tài khoản, và ấn đăng. Kéo tấm hình 360 độ của bạn và nó sẽ tự động biến thành 3D. Giờ bạn có thể kéo và nhìn xung quanh.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết của Eventus Đà Nẵng về cách chụp ảnh 360 độ bằng flycam. Hi vọng các bạn đã nhận được những thông tin bổ ích và chúc các bạn có được một tấm hình panorama thật đẹp!